Đông trùng hạ thảo ăn sống được không?

Đông trùng hạ thảo là một loại “biệt dược” quý hiếm, có giá trị kinh tế cao với vô vàn công dụng cho sức khỏe và sắc đẹp. Thường được dùng trong nền y học cổ truyền phát triển mạnh như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc… được sử dụng để chữa bệnh và hỗ trợ điều trị cho nhiều căn bệnh khác nhau.

Tuy nhiên cách ăn, chế biến thế nào để có công dụng tốt nhất thì không phải ai cũng biết. Trong vô vàn cách dùng có một cách phổ biến và nguyên thuỷ nhất là “dùng trực tiếp”. Vậy khi đông trùng hạ thảo dùng trực tiếp có tốt không và những lưu ý khi sử dụng phương pháp này ra sao? Bài viết hôm nay sẽ giải thích cho các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Đông trùng hạ thảo ăn sống được không?

Nó không có gì phức tạp hay phải khó khăn. Chỉ cần bạn thích, bạn có thể bẻ bất cứ nhánh nào trên nấm Đông trùng hạ thảo tươi rồi bỏ vào miệng thưởng thức như snack (bánh ăn liền) ngay. Với vị ngọt ngọt, mềm và có độ giòn tương đối sẽ khiến bạn thích thú. 

Còn nếu bạn không phải là tín đồ của việc thích ăn vặt cùng cảm thấy hứng thú việc nhai "xực xực" thì bạn còn có thể cắt khúc nhỏ chúng như hành lá bạn vẫn thường hay bỏ trên bề mặt của một tô cháo vừa nóng hổi, một chén canh đang thơm lừng hay đơn giản là để sang một chiếc dĩa nhỏ thêm chút nước tương trong đó,... bạn vẫn có thể ăn sống Đông trùng hạ thảo nhưng nó làm bạn không thấy ngán hay nghĩ rằng nó tương tự thảo dược rất khó ăn.

Thế thì, hàm lượng dưỡng chất có được hấp thụ vào cơ thể được nhiều bằng việc ăn sống? Trước tiên, việc hấp thụ còn tùy thể trạng của mỗi người. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, ăn sống Đông trùng hạ thảo vẫn có thể đem tất cả giá trị dược liệu quý vào bên trong người tuyệt đối. 

Và còn một bộ phận của Đông trùng hạ thảo tươi mà nhiều người thường nghĩ vô tác dụng đó là - phần đế. Đừng lãng phí. Bạn cũng có thể xay nhuyễn làm một loại gia vị như ớt bột. 

Nói chung, đối với Đông trùng hạ thảo tươi, bạn có thể hoàn toàn sử dụng bằng cách ăn sống mà không lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, bạn sẽ tận dụng được hết Đông trùng hạ thảo tươi mà không phải bỏ bất cứ cái gì của nó.

Đông Trùng Hạ Thảo Có Ăn Trực Tiếp Được Không?

Đông trùng hạ thảo chủ yếu được tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải-Tây Tạng) và Tứ Xuyên (Trung Quốc). Trùng thảo khi được sấy khô sẽ có màu vàng nâu, vàng sẫm tùy thuộc vào phương pháp phơi sấy. Chúng có mùi rất tanh như mùi cá, vị đắng nhẹ, nếu đốt lên thì có mùi thơm dìu dịu. Hiện nay, đông trùng hạ thảo mang lại kinh tế rất cao nên các hoạt động khai thác tràn lan, không có kế hoạch làm cho loài nấm này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

- Đông trùng hạ thảo có nhiều tên gọi khác nhau như hạ thảo đông trùng, trùng thảo… Đây là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm thitarodes.

- Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng thì bề ngoài sẽ có hình dáng giống như côn trùng và chôn vùi trong đất. Khi mùa hè tới, bào tử nấm ký sinh trồi khỏi mặt đất và có hình dáng của một loài thực vật. Cũng chính vì thế mà đông trùng hạ thảo có tên gọi đặc biệt như vậy.

- Trong tiếng Tạng được gọi là hạ thảo (cỏ), đông trùng (sâu bọ). Với tên gọi đông trùng hạ thảo nghĩa là sâu mùa đông, trở thành cỏ mùa hè. Được thầy lang người Tạng là Zurkhar Namnyi Dorje ghi chép lại lần đầu tiên trong thế kỷ XV.

- Hình dạng bên ngoài khi đông trùng hạ thảo còn tươi, trông giống như những con sâu, đuôi sâu. Là một cành nhỏ có lá. Phần lá được tạo thành do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non, nhìn giống như ngón tay dài từ 3 - 10cm. Còn đầu sâu non dài chừng 3 - 5cm, giống như con tằm.

Tác dụng của đông trùng hạ thảo

- Đông trùng hạ thảo có tác dụng làm giãn những mạch máu, làm tăng lưu lượng tuần hoàn não và tim thông qua cơ chế hưng phấn thực thể mở cơ trơn thành mạch. Đông trùng hạ thảo còn có khả năng điều hòa lipid máu, làm giảm cholesterol, lipoprotein, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

- Đông trùng hạ thảo có tác dụng bình suyễn, trừ đàm và phòng chống khí phế thũng. Một số nghiên cứu đã cho thấy được sự tác động của hỗn hợp chứa đông trùng hạ thảo đối với hiệu suất tập thể dục ở những người trẻ tuổi. Sau ba tuần, tốc độ tiêu thụ oxy tối đa (VO2) của những người tham gia đã tăng 11% so với việc dùng giả dược.

- Các nhà nghiên cứu tin rằng hàm lượng các chất có trong đông trùng hạ thảo có tiềm năng chống lão hóa. Các chất chống oxy hóa có trong đông trùng hạ thảo là các phân tử có khả năng chống lại tổn thương tế bào giúp khả năng chống lão hóa và tăng tuổi thọ đáng kể. Các nhà nghiên cứu đã thí nghiệm trên chuột già đã phát hiện ra rằng đông trùng hạ thảo làm tăng chất chống oxy hóa, giúp cải thiện trí nhớ và tình dục. Một thí nghiệm khác cũng cho thấy, so với những con chuột được cho uống giả dược thì những con chuột được uống đông trùng hạ thảo đã sống lâu hơn vài tháng. Đã có nhiều thí nghiệm để kết luận về khả năng chống lão hoá của đông trùng hạ thảo, nhưng vẫn cần tiến hành thêm các nghiên cứu chuyên sâu trên cơ thể người.

Tác dụng của đông trùng hạ thảo

- Thí nghiệm trên động vật, đông trùng hạ thảo có tác dụng làm tăng trọng lượng tuyến vỏ thượng thận, đồng thời cũng có tác dụng tương tự như hormone nam tính và làm tăng trọng lượng tinh hoàn cũng như các cơ quan sinh dục phụ trên động vật được thí nghiệm. Như vậy, có thể thấy được đông trùng hạ thảo quả thực là một trong những vị thuốc đông y có khả năng cải thiện đời sống tình dục trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tác dụng nâng đỡ bồi bổ cơ thể. Điều này đã được y học cổ truyền biết đến từ rất sớm.
- Một số nghiên cứu đã minh chứng rằng, khi các tế bào của người tiếp xúc với đông trùng hạ thảo, các protein làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể sẽ bị ức chế. Như vậy đông trùng hạ thảo có khả năng giúp chống lại chứng viêm trong cơ thể. Nếu để bị sưng viêm quá nhiều có thể dẫn đến các bệnh như bệnh tim và ung thư. Những tác dụng tiềm năng này, các nhà nghiên cứu tin rằng đông trùng hạ thảo có thể dùng như một loại thuốc hoặc chất bổ sung để chống viêm hiệu quả.
- Một số thí nghiệm trong ống nghiệm chứng minh rằng đông trùng hạ thảo có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư ở người, bao gồm ung thư phổi, đại tràng, gan và ung thư da. Các thí nghiệm trên chuột cũng minh chứng rằng đông trùng hạ thảo có tác dụng chống khối u đối với ung thư hạch, u ác tính và ung thư phổi. Như vậy, đông trùng hạ thảo còn có khả năng làm chậm sự phát triển các khối u. Vấn đề này đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của thế giới trong những năm gần đây.

Đông trùng hạ thảo ăn trực tiếp có tốt hay không?

Có rất nhiều cách dùng trùng thảo, ăn trực tiếp là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhất và bảo toàn được đầy đủ dưỡng chất bên trong. Khi dùng trục tiếp đông trùng hạ thảo sẽ phát huy được những tác dụng tốt nhất cho sức khỏe khi được sử dụng đúng cách. Dưới đây là cách sử dụng trùng thảo dùng trực tiếp an toàn và hiệu quả:

  • Trùng thảo sau khi sấy khô: đã loại bỏ được bụi bẩn, cũng như các vi sinh vật có khả năng gây bệnh ở bề mặt nấm. Vì vậy, bạn có thể ăn trực tiếp bằng cách ngâm 2 – 3 sợi nấm với nước ấm trong vài phút cho nấm mềm ra, rồi sau đó nhai và nuốt từ từ. Đối với nam giới bị thận hư, thận yếu, suy giảm chức năng sinh lý thì có thể áp dụng cách này để cải thiện tình trạng trên; đồng thời giúp tinh thần minh mẫn, tỉnh táo hơn.
  • Đối với trùng thảo tươi: Bạn chỉ cần lấy một lượng đông trùng hạ thảo tươi rửa sạch  vừa đủ ăn, ngâm qua nước nóng 600C-700C khoảng 3 phút là có thể ăn ngay được. Sau đó cho con đồng trùng vào miệng nhai, uống hết toàn bộ phần nước đã ngâm đông trùng. Nếu sử dụng theo cách này bạn chỉ nên ăn 1 tuần khoảng 3-4 con vào bữa sáng là tốt nhất. Khi nhai bạn sẽ thấy vị béo béo, ngậy ngậy thơm ngon rất dễ thưởng thức.

Việc ăn đông trùng hạ thảo sống giúp tận dụng được hầu hết các dưỡng chất tốt trong thực phẩm. Nhưng khi chọn cách ăn như thế này, bạn cần chú ý đến độ an toàn, vệ sinh, thực phẩm đạt chất lượng cao, có đầy đủ hàm lượng dưỡng chất với hiệu quả tốt nhất. Cách ăn này đơn giản, hiệu quả nhưng phần lớn chỉ nên áp dụng cho người lớn. Đông trùng hạ thảo có mùi dược liệu tự nhiên như mùi nấm, trẻ nhỏ sẽ khó để ăn trực tiếp mà cần chế biến hoặc sử dụng theo các phương pháp khác.

Những lưu ý khi dùng trực tiếp đông trùng hạ thảo

Khi dùng trực tiếp đông trùng cần lựa chọn loại trùng thảo hợp vệ sinh đảm bảo chất lượng sao cho sử dụng đem lại hiệu quả tốt nhất, không ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Trùng thảo sau đạt chuẩn, được thu hoạch và sấy đông khô công nghệ hiện đại ( tốt nhất sấy thăng hoa). Sợi nấm sau khi sấy khô giữ nguyên sợi, không gãy vụn, giữ nguyên hương thơm, màu sắc, đặc biệt giữ đến 99% hàm lượng dưỡng chất so với loại tươi.
Không lạm dụng quá nhiều đông trùng hạ thảo vì thảo dược chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nên việc sử dụng với liều lượng cao sẽ khiến cơ thể khó hấp thu đầy đủ dưỡng chất. Từ đó, nó có thể gây ra một số phản ứng phụ ngoài ý muốn. Việc sử dụng đông trùng hạ thảo hàng ngày cần được áp dụng với tần suất vừa phải. Bạn cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân để dùng với liều lượng phù hợp. Mỗi ngày, bạn chỉ nên sử dụng từ 3-8g đông trùng hạ thảo.
Thời gian sử dụng: Thời gian tốt nhất để dùng nấm đông trùng hạ thảo phát huy tối da công dụng là vào buổi sáng sớm hoặc lúc đói. Cần tránh dùng vào ban đêm trước khi ngủ vì có thể gây mất ngủ.

Các trường hợp không được dùng đông trùng hạ thảo

  • Trẻ nhỏ không nên dùng đông trùng hạ thảo. Theo đông y, trẻ em có thể 'nóng' và đông trùng hạ thảo cũng có tính nóng, do đó không nên kết hợp cùng nhau.
  • Người bị chứng rối loạn đông máu không nên dùng đông trùng hạ thảo. Hàm lượng lớn chất Cordyceps có trong nấm sẽ khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
  • Người đang chuẩn bị phẫu thuật. Trước 2 tuần phẫu thuật không nên dùng nấm đông trùng hạ thảo để tránh nguy cơ chảy máu trong quá trình phẫu thuật.
  • Một số nhóm người bị viêm khớp dạng thấp, bệnh xơ đa cứng,... cũng không nên dùng đông trùng hạ thảo vì khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Phụ nữ mang thai, đang có con bú hay đang trong thời gian hành kinh cũng không nên dùng đông trùng hạ thảo. Không dùng đông trùng hạ thảo dạng nguyên con cho ai bị dị ứng với con nhộng tằm.
  • Không dùng đông trùng hạ thảo cho những ai bị bệnh về gan hoặc đang dùng thuốc điều trị về gan.

Trên đây là bài viết tham khảo về đông trùng hạ thảo với cách dùng ăn trực tiếp đã cung cấp đến bạn, mong rằng bài viết giúp cho bạn có nhiều kiến thức và sử dụng đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất.
 

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên